Bài Cúng Động Thổ Xây Nhà & Một Số Lưu Ý Khi Cúng Động Thổ Xây Nhà

  • Ngày đăng: 1:30 26/09/2023
  • Lượt xem: 349 Views

Lễ cúng động thổ là nghi thức tâm linh quan trọng được tiến hành khi xây dựng công trình nhà ở. Vậy có những bài cúng động thổ xây nhà nào và cần chuẩn bị lễ vật dâng cúng gì cho nghi lễ này? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể thông qua chia sẻ của VINA Land trong bài viết bên dưới.

Lễ cúng động thổ mang ý nghĩa gì?

Theo quan niệm duy tâm của người Việt từ xưa đến nay, trên mỗi mảnh đất, ngôi nhà đều có một vị thần cai quản đất đai gọi là Ông Địa hay Thổ Công. Việc xây dựng công trình kiến trúc, nhà ở sẽ đụng đến vị thần này và vong linh tại khu đất đó. Lúc này, gia chủ cần thực hiện lễ cúng động thổ.

Cúng động thổ là việc làm cần thiết trước khi xây dựng công trình nhà ở

Như vậy, bản chất của hành động cúng động thổ chính là cách để gia chủ trình báo về việc muốn động chạm, xây cất trên phạm vi mảnh đất. Đồng thời xin phép Thổ Địa cùng các vong linh đang trú ngụ ở khu đất hoan hỷ, vui vẻ chuyển sang nơi mới giúp quá trình xây thi công luôn thuận lợi.

Để lễ động thổ diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần chú ý khởi công vào năm tuổi đẹp. Sau đó xem xét hướng xây nhà hợp phong thủy dựa vào mệnh, tuổi của mình. Cuối cùng là xem ngày, giờ bắt đầu việc cúng bái.

Những thứ cần chuẩn bị khi sắm lễ cúng động thổ

Mặc dù lễ vật cúng động thổ xây nhà không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ, tươm tất và chỉn chu nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ. Thông thường, một mâm lễ sẽ bao gồm những vật phẩm sau:

  • Đồ cúng mặn: 1 con lợn quay hoặc 1 con gà trống luộc, 1 đĩa bánh chưng hoặc xôi, 1 bộ tam sên (gồm 1 miếng thịt lợn luộc, 2 – 3 con tôm luộc, vài quả trứng vịt luộc).
  • Đồ cúng lễ: 1 bát nước, 1 bát gạo, 1 đĩa muối trắng, 1 lít rượu trắng, 3 ly nước trà, 5 cái oản đỏ, 1 lạng chè, 1 bao thuốc lá, 5 quả cau, 5 lá trầu không hoặc 3 miếng trầu cau đã têm, 9 bông hoa hồng đỏ, 2 cây đèn cầy, 5 lễ vàng tiền, 1 đinh vàng hoa, 1 bộ quần áo Quan Thần Linh có mũ, hia màu đỏ, kiếm trắng.
  • Đồ cúng trái cây: 5 loại quả khác nhau như hồng đỏ, chuối, lê, bưởi, hồng xiêm…

Chuẩn bị mâm lễ vật tùy theo văn hóa vùng miền và điều kiện của gia chủ

Tùy thuộc vào nét văn hóa của mỗi vùng miền và gia cảnh, gia chủ có thể bổ sung thêm đồ cúng khác. Tuy nhiên, trên một mâm lễ luôn phải có đủ đồ mặn và đồ chay. Đặc biệt, những lễ vật này cần được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận. Chẳng hạn như: quả cau, lá trầu phải đều nhau, hoa quả tươi ngon, không héo hay dập thối,…

Sau khi chuẩn bị xong mâm đồ cúng, gia chủ cần soạn sẵn bài cúng động thổ xây nhà để đọc trong lúc làm lễ. Hiện nay, có nhiều bài văn khấn cho gia chủ tham khảo những nội dung cơ bản gần tương tự nhau.

Bài văn khấn lễ cúng động thổ làm nhà

Dưới đây là bài cúng động thổ xây nhà mới chuẩn nhất mà gia chủ nên đọc theo:

Bài văn khấn lễ được đọc khi thực hiện cúng động thổ xây nhà

Bài văn khấn mượn tuổi làm nhà chuẩn xác

Nếu tuổi của gia chủ không hợp để xây nhà thì có thể mượn tuổi của người khác và tham khảo bài khấn cúng động thổ xây nhà sau:

Bài văn khấn để người cho mượn tuổi đọc khi làm lễ động thổ

Một vài lưu ý khi thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà

Khi cúng động thổ xây nhà, gia chủ nên chú ý một số vấn đề sau:

Lựa chọn thời gian phù hợp để cúng động thổ

Lựa chọn ngày lành tháng tốt và giờ đẹp để cúng động thổ là việc làm cực kỳ cần thiết. Muốn xem ngày, tháng tốt và giờ hoàng đạo hợp với tuổi, mệnh của bản thân, gia chủ phải tìm đến các thầy cúng.

Cúng động thổ vào ngày, giờ đẹp theo sự xem xét của thầy cúng

Ngoài ra, gia chủ cần tránh xây dựng nhà ở vào năm tuổi hạn như Hoang Ốc, Kim Lâu. Đồng thời, tuyệt đối không làm lễ động thổ vào ngày xấu như trùng tang, trùng tu, kiếp sát, hắc đạo,…

Tuân thủ trình tự cúng động thổ cần thiết

Trình tự tiến hành cúng động thổ xây nhà mà gia chủ phải làm theo như sau:

Cúng động thổ xây nhà theo đúng quy trình để mọi việc diễn ra êm đẹp

  • Bày biện tất cả đồ cúng đã chuẩn bị đầy đủ lên một chiếc bàn đặt tại khu đất động thổ.
  • Đốt 7 cây nhang và thắp 2 cây đèn cầy (nến) đối với gia chủ là nam. Còn nếu gia chủ là nữ thì đốt 9 cây nhang, thắp 2 cây đèn cầy (nến).
  • Cắm 3 cây nhang vào bát hương đặt trên bàn thờ và 3 cây cắm xuống đất. Với nam thì giữ lại 1 cây để vái, còn nữ là 3 cây.
  • Gia chủ cầm nhang vái lạy bốn phương, tám hướng. Sau khi lạy xong thì hướng về mâm lễ rồi đọc bài khấn đã chuẩn bị sẵn.

Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện động thổ xây nhà hay khởi công xây nhà

Phần nội dung tiếp theo đây sẽ nêu ra những thắc mắc thường gặp liên quan đến việc cúng động thổ xây nhà:

Một số lưu ý những gì khi đọc văn cúng động thổ đúng chuẩn

Khi tiến hành đọc bài cúng động thổ xây nhà, gia chủ cần ghi nhớ các điều sau:

  • Gia chủ phải tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo ngay ngắn, chỉnh tề để đọc văn khấn động thổ nhà.
  • Thành tâm trong suốt quá trình làm lễ động thổ. Bởi theo quan niệm của ông bà ta, mọi sự cầu xin may mắn, thuận lợi đều phải xuất phát từ tâm. Nếu làm đại khái, qua loa sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Phải thật sự thành tâm trong lúc làm lễ cúng động thổ xây nhà

  • Âm lượng đọc bài cúng động thổ chỉ nên vừa đủ cho chính mình nghe và tốc độ đọc không quá nhanh hay quá chậm. Không nên đọc to thành tiếng để mọi người cùng nghe thấy.
  • Giữ sự trang nghiêm khi làm lễ cúng động thổ xây nhà. Tuyệt đối không nói chuyện, thì thầm to nhỏ hay cười đùa ầm ĩ. Tránh để trẻ em hoặc vật nuôi lại gần khu vực làm lễ vì có thể gây đổ vỡ mâm cúng.

Khi chuẩn bị động thổ xây nhà đối với những người mượn tuổi cần lưu ý những gì?

Trường hợp gia chủ mượn tuổi để làm lễ động thổ thì người mượn tuổi phải đứng ra đọc bài khấn và lấy tên của mình thay thế cho phần tên tín chủ trong văn khấn. Sau khi hoàn tất thủ tục dâng hương, đọc bài cúng động thổ, người cho mượn tuổi bàn giao lại nhà cho gia chủ.

Người cho mượn tuổi làm nhà đứng ra dâng hương, đọc văn khấn động thổ

Vào thời điểm bàn giao, gia chủ cần làm giấy tờ bán nhà tượng trưng với giá 100.000 đồng. Tiếp đến, người cho mượn tuổi lại dâng hương thêm lần nữa và khấn lễ. Trong khi làm lễ, gia chủ phải tránh mặt đi.

Mượn tuổi xây nhà nhập trạch cần lưu ý những gì?

Khi mượn tuổi xây nhà nhập trạch, gia chủ không được trực tiếp đứng ra cúng động thổ mà người cho mượn tuổi sẽ làm việc này. Trong khoảng thời gian đó, gia chủ nên tạm rời khỏi khu vực cúng bái và giữ khoảng cách từ 50 mét trở lên. Đợi buổi làm lễ kết thúc thì gia chủ mới được quay trở lại.

Vào các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2, tầng 3 cho đến tầng cuối cùng của căn nhà, người dâng hương, cúng, khấn lễ vần là người cho mượn tuổi. Khi đó, gia chủ cũng phải lánh mặt như lúc cúng động thổ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa, nghi thức và những đồ cúng cần chuẩn bị khi làm lễ động thổ. Cùng với đó là là nắm được các bài cúng động thổ xây nhà chuẩn xác nhất. Muốn xem thêm bài văn khấn phục vụ cho mục đích khác thì bạn hãy truy cập ngay vào website của VINA Land nhé!

Xem thêm : Bật Mí Cách Mượn Tuổi Làm Nhà 2023 Chuẩn Xác Đem Lại Tài Lộc

các tin tức khác

Các nghi lễ quan trọng trong tang lễ Công giáo

I. Giới thiệu về tang lễ trong đạo Công giáo Tang lễ trong đạo Công giáo là một trong những[.....]

Đa Dạng và Tiện ích trong Trắc Nghiệm Online với Ninequiz

Trong thời kỳ số hóa hiện nay, việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục không chỉ là[.....]

Tầm quan trọng của cáo phó trong đám tang

Cáo phó là một phần không thể thiếu trong nghi lễ tang lễ của người Việt Nam. Không chỉ là[.....]

Làng nghề đúc đồng ở Việt Nam – Đỉnh Đồng Tường Phát

Làng nghề đúc đồng ở Việt Nam – Đỉnh Đồng Tường  Làng nghề đúc đồng ở Việt Nam, đặc biệt[.....]

SEO website đồ gia dụng| 165 từ khóa lên TOP 3 sau 6 tháng

Trong thời kỳ mà chi phí quảng cáo trả phí không ngừng tăng cao, SEO trang web trở thành sự[.....]

Phần mềm DMS là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp x2 doanh thu trong vòng 6 tháng

  Ngày nay, Cách mạng Công nghệ 4.0 đã xuất hiện và được coi là bước tiến lớn của nền[.....]